Hà Nội là mảnh đất nghìn năm văn hiến với những nét văn hóa tâm linh độc đáo. Hà Nội có những chùa gì? Dưới đây là danh sách tổng hợp các chùa ở Hà Nội.
Hà Nội – thủ đô không chỉ gây ấn tượng với lối sống vội vã, hoa lệ mà còn khiến người ta nhớ mãi về những nét văn hóa tâm linh độc đáo. Nếu bạn đang chuẩn bị cho mình một hành trình tâm linh ở thủ đô nghìn năm văn hiến chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này. Dưới đây là danh sách tổng hợp các chùa ở Hà Nội.
Hà Nội với lịch sử hơn 1000 năm, không chỉ xây đắp cho mình nền móng của một đô thị hào hoa, sang trọng mà còn giữ cho mình những nét văn hóa và giá trị truyền thống đậm đà giàu bản sắc dân tộc. Chùa Hà Nội hầu hết đều là những ngôi chùa cổ, được xây dựng qua nhiều đời, với những kiểu kiến trúc độc đáo, linh thiêng. Nếu có dịp, bạn nhất định phải ghé thăm những ngôi chùa sau:
Chùa Hà – Một trong các chùa ở Hà Nội được giới trẻ yêu thích nhất
Đây là ngôi chùa rất quen thuộc với giới trẻ bởi các điển tích liên quan đến lịch sử tồn tại của nó. Sở dĩ chùa Hà nổi tiếng như một địa danh cầu nhân duyên tốt đẹp là bởi có nhiều câu chuyện gắn với các bậc vua chúa và các mối nhân duyên kì lạ xoay quanh ngôi chùa linh thiêng này.
Chùa Hà nằm ngay trong lòng Hà Nội, khá dễ tìm, khuôn viên của chùa mang lại cho các phật tử cảm giác thanh tịnh, an tĩnh.
Chùa Hưng Ký (Ngõ chùa Hưng Ký, Minh Khai, Hoàng Mai, Hà Nội)
Chùa Hưng Ký được cho là một trong những chùa linh thiêng nhất trong nội thành Hà Nội. Chùa nằm ở một góc khá khiêm nhường, gần kí túc xá và giảng đường trường Đại học Phương Đông. Tại đây, các sư thầy đều làm lễ tụng kinh vào mỗi chiều. Bạn có thể ghé thăm chùa Hưng Ký để nhận được những cảm xúc tĩnh tại trong tâm hồn.
Chùa Một cột (khu lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ba Đình, Hà Nội) – một trong các chùa ở Hà Nội được nhiều người ghé thăm nhất
Chùa Một Cột cùng với “Khuê văn các” chính là biểu tượng không chỉ của Hà Nội mà còn của cả Việt Nam. Chùa Một Cột còn có cái tên khác là Chùa Mật hay Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài. Chùa vốn nổi tiếng với hình dáng đặc biệt lấy ý tưởng từ một bông hoa sen nở rộ giữa hồ, đặc biệt, chùa được xây hoàn toàn bằng gỗ với kiến trúc hình vuông đặt trên một cột đá, tương truyền rằng xây nên chùa, kiến trúc sư đã không sử dụng bất kì một chiếc đinh tre nào.
Chùa Quán Sứ (Số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Chùa Quán Sứ tọa lạc tại phố Quán Sứ. Đây không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh với riêng người dân thủ đô mà còn là trụ sở của trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam – cơ quan hành chính giáo hội của Việt Nam. Đây là địa chỉ quen thuộc được người dân ghé thăm vào dịp năm mới.
Điều độc đáo tạo nên sự đặc biệt ở ngôi chùa linh thiêng này chính là tại Gian Quan âm các, hiện đang được trưng bày một pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bằng đồng thau với kích cỡ như người thật.
Đền Ngọc Sơn (Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc cũng là một biểu tượng của Hà Nội thủ đô.. Đền Ngọc Sơn nằm trong quần thể di tích Hồ Gươm, trong khuôn viên phố đi bộ Hồ Gươm là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm Hà Nội.
Đền nằm trên đảo Ngọc Sơn, nối với Phố bởi cây cầu Thê Húc đỏ như son, đối diện với phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Trống đầy xa hoa, diễm lệ.
Chùa Phúc Khánh (382 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội)
Chùa Phúc Khánh (chùa Sở hay chùa Thịnh Quang) là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời ở Hà Nội. Nằm ở một trong những khu vực có mật độ dân cư đông đúc, chật chội nhất Hà Nội nhưng chùa vẫn thu hút được rất nhiều phật tử và du khách tứ phương đến lễ bái, bày tỏ lòng thành.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử với nhiều vết tích của chiến tranh, ngôi chùa được xây từ thời Hậu Lê này vẫn kiên cường bất khuất như chính những người dân của mảnh đất anh hùng. Mặc dù đã được trùng tu nhiều lần nhưng về cơ bản, chùa vẫn giữ nguyên được những nét trầm tích từ thủa ban đầu, vẫn là một không gian tâm linh cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Trên đây là tổng hợp danh sách các chùa ở Hà Nội, hy vọng bài viết sẽ là một tư liệu quý gia cho phật tử trên hành trình hành hương tìm về văn hóa tâm linh. Xin cảm ơn và chúc bạn sẽ luôn gặp may mắn trong cuộc sống, tìm được những nơi chốn tĩnh tại trong lòng!