Bậc tam cấp là một thiết kế quen thuộc trong kiến trúc của các ngôi nhà hiện nay. Để phù hợp với yếu tố phong thủy và đảm bảo thẩm mỹ chung trong ngôi nhà, bạn cần tính toán số bậc phù hợp trước khi xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn cách tính bậc tam cấp chuẩn nhất hiện nay. Đón đọc ngay bạn nhé!
Bật mí cách tính bậc tam cấp chính xác, đơn giản nhất
Bên cạnh bậc tam cấp còn có một số loại bậc khác có thể được dùng trong thiết kế nhà ở như bậc nhị cấp, tứ cấp,… Mỗi loại này đều mang ý nghĩa phong thủy và thể hiện tính thẩm mỹ khác nhau. Có thể chia cách tính bậc tam cấp thành hai trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Nếu bạn đặt sân và bậc 1 của thềm tam cấp ngang nhau nghĩa là bạn phải đào thêm một phần đất lõm xuống để lấy chỗ đặt. Lúc này, bậc tam cấp sẽ chỉ còn hai bậc bởi 1 bậc đã nằm dưới sân. Do đó không thể sử dụng phương pháp xây dựng này.
- Trường hợp 2: Giả sử đặt bậc tam cấp và thềm nhà ngang nhau, lúc này, tam cấp chỉ còn 2 bậc và không đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng.
Từ hai cách tính trên có thể nhận thấy để xây dựng bậc tam cấp đúng tiêu chuẩn phải đặt bậc cấp 1 cao hơn sân và bậc cấp 3 thấp hơn hiên nhà.
Trên thực tế bậc tam cấp cũng là một phần trong ngôi nhà vì vậy bạn cũng có thể áp dụng nguyên tắc phong thủy là sinh lão bệnh tử để tính bậc thang sao cho phù hợp. Phần lớn các chuyên gia hiện nay cho rằng, sân chính là khu vực mọi người thường xuyên đi lại, vì vậy dễ thu hút sinh khí. Do đó đây là phần “sinh” trong quy tắc sinh lão bệnh tử.
Tiếp tục áp dụng tính các bậc tam cấp tiếp theo như sau: tam cấp một là lão, tam cấp hai là bệnh, tam cấp ba là từ và thềm nhà vẫn mang ý nghĩa là sinh. Đáp ứng quy tắc phong thủy chuẩn xác nhất hiện nay. Giúp đem lại may mắn, tài lộc và nguồn vượng khí cho ngôi nhà của bạn.
Gợi ý kích thước chuẩn của bậc tam cấp hiện nay
Đối với nhà ở dân dụng thông thường, bậc tam cấp cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định. Số lượng bậc tam cấp thường dao động trong các khoảng sau: 1, 3, 5, 7, 9, con số này phụ thuộc rất lớn vào khoảng cách từ mặt đất đến thềm nhà chính.
Chiều cao chuẩn của bậc tam cấp được tính từ 15 đến 18cm. Trong một số công trình đặc biệt như bệnh viện, trường học hoặc các khu công cộng thì bậc tam cấp sẽ có chiều cao thấp hơn từ 10 đến 12 cm. Điều này giúp phù hợp với đặc trưng xây dựng trong từng lĩnh vực, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Chiều rộng của bậc tam cấp thường dao động từ 20 đến 30 cm. Đối với chiều dài thường được xây dựng tương ứng với chiều dài sảnh (thềm nhà) để đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế của từng công trình.
Có thể nhận thấy kích thước bậc tam cấp phụ thuộc rất lớn vào thiết kế tiền sảnh của công trình. Đảm bảo tương đương với nhau về chiều dài, chiều rộng và mang đến tính thẩm mỹ cao cho không gian ngôi nhà.
Những lưu ý quan trọng khi xây dựng bậc tam cấp
Mỗi chi tiết trong ngôi nhà cần được đảm bảo có sự phù hợp về mặt kích thước cũng như tính phong thủy, thẩm mỹ, bậc tam cấp cũng không ngoại lệ. Thông thường vật liệu để xây bậc tam cấp khá đa dạng. Ví dụ như: gạch, bê tông, đá hoặc gỗ,… Một số công trình hiện đại thường ưu tiên sử dụng đá tự nhiên liền khối. Tuy nhiên, đá vẫn là vật liệu được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Một số lưu ý quan trọng trong quá trình xây dựng như:
Lựa chọn đá ốp có độ cứng và độ bền cao
Bậc tam cấp được xây dựng ngoài trời, đồng thời cũng là nơi mọi người thường xuyên di chuyển ra vào. Vì vậy để tránh những tác động ngoại cảnh như: bụi bẩn, hư hỏng và xuống cấp nhanh chóng. Bạn chỉ nên lựa chọn những loại đá có độ bền cao, giúp kéo dài thời gian sử dụng.
Lựa chọn đá ốp có màu sắc trang nhã
Màu sắc đá ốp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Hơn nữa bậc tam cấp được xây dựng tại mặt tiền, do đó bạn chỉ nên sử dụng những màu sắc trang nhã, phù hợp với tông màu chung của ngôi nhà. Đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và thống nhất cao trong thiết kế chung.
Cẩn thận trong quá trình thi công xây dựng
Đá ốp là loại vật liệu khá dễ vỡ và có thể bị hư hỏng nếu gặp tác động lực lớn. Vì vậy để đảm bảo độ bóng, sáng và độ bền cao của bậc tam cấp, bạn nên lưu ý cẩn thận trong quá trình vận chuyển và thi công. Tránh ảnh hưởng đến toàn bộ tổng thể ngôi nhà khi xây dựng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về cách tính bậc tam cấp chuẩn nhất hiện nay. Hy vọng bạn có thể áp dụng để tính toán số lượng bậc thềm phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.