Triệu chứng bệnh bạch hầu là những dấu hiệu cơ bản giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm để có phương án điều trị kịp thời. Bạch hầu rất dễ nhầm với cảm lạnh, tuy nhiên mức độ nguy hiểm cao hơn gấp nhiều lần. Hãy cùng tham khảo những dấu hiệu cụ thể sau để biết cách xử lý khi cần thiết.
Triệu chứng bệnh bạch hầu
Bạch hầu là một dạng bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có tính giả mạc: kết mạc mắt, hay tại bộ phận sinh dục. Triệu chứng bệnh bạch hầu tùy từng vị trí mà có những biểu hiện khác nhau.
Các biểu hiện này sẽ xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm bệnh khoảng từ 2-5 ngày.: Vi khuẩn gây bệnh sau khi xâm nhập nhanh chóng bám vào thanh quản, họng, amidan…. gây viêm nhiễm. Các dấu hiệu thường thấy là:
- Người bệnh bị sốt
- Ớn lạnh
- Các tuyến ở cổ sưng tấy
- Ho mạnh, ho nhiều đợt
- Viêm họng, sưng họng
- Da chuyển màu xanh tái
- Nước dãi chảy nhiều
- Khó thở, khó nuốt
- Thay đổi thị lực
Biểu hiện bệnh rất dễ để nhận biết, người bệnh sẽ nhận thấy ngay những thay đổi này trên cơ thể chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ đó chỉ là triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường.
Khi bệnh tiến triển tới mức độ nặng, bên trong cổ họng và amidan sẽ xuất hiện các màng màu trắng xám, thành từng mảng lớn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong hô hấp. Tùy theo mức độ bệnh hoàn toàn có thể diễn biến nhanh chóng người bệnh tử vong chỉ sau từ 6-10 ngày.
Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu
Bạch hầu là một căn bệnh nhiễm trùng do tác nhân chính là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Căn bệnh này có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành ổ dịch.
Vi khuẩn gây bệnh có 3 chủng: Gravis, Mitis, Intermedius. Vi khuẩn bạch hầu tiết ra độc tố gây tổn thương nhanh chóng nhiều cơ quan trong cơ thể. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu có ở cả người bệnh và ngừa lành. Các độc tố này khi tấn công gây vô hiệu hóa các màng mô trên cổ họng, amidan. Lúc này, việc thở cũng như nuốt trở nên khó khăn hơn.
Bệnh lây lan qua các đường:
- Lây trực tiếp: qua đường hô hấp, khi người bệnh hắt hơi hoặc ho giọt bắn có chứa mầm bệnh sẽ nhanh chóng lây sang cho người khác. Vì thế, căn bệnh này rất nguy hiểm ở những nơi tập trung đông người.
- Lây gián tiếp: Bệnh bạch hầu cũng có thể lây gián tiếp thông qua các vật dụng có chứa mầm bệnh. Nếu lỡ dùng chung: cốc, giấy ăn từ người bi nhiễm bệnh hoặc đã từng tiếp xúc với người bệnh cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.
Biến chứng bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, có thể gây nên các biến chứng không thể lường trước chi sau vài ngày biểu hiện bệnh. Hơn nữa bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh nên có thể tạo thành ổ dịch lớn trong cộng đồng.
Độc tố trong vi khuẩn bạch hầu gây tổn thương nghiêm trọng cho thận, hệ thần kinh trung ương, tim. Tỷ lệ tử vong là rất lớn ở mọi độ tuổi nếu không phát hiện sớm trong giai đoạn phát bệnh.
Một trong những biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh bạch hầu là tình trạng viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, liệt cơ hoành gây viêm phổi, suy hô hấp, mất nhận thức khi bị liệt dây thần kinh. Ngoài ta có thể gây viêm kết mạc mắt phổ biến ở những người bệnh là trẻ em.
Các phòng chống bệnh bạch hầu
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã có khuyến cáo tới mọi người dân:
- Chủ động đưa trẻ tiêm phòng bệnh bạch hầu DPT- VGB-Hib (SII) đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng trẻ em.
- Rửa tay với xà phòng thường xuyên; che miệng khi hắt hơi; giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày. Chủ động hạn chế tiếp xúc với những người có nghi ngờ mắc bệnh
- Nhà ở, nhà trẻ, trường học phải sạch sẽ, thông thoáng và có đầy đủ ánh snags tránh ẩm mốc.
- Cần có các biện pháp cách ly y tế ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Người dân trong vùng dịch cần thực hiện đúng các yêu cầu của các cơ quan y tế. Thực hiện uống thuốc và tiêm vắc xin phòng bệnh theo đúng hướng dẫn.
Triệu chứng bệnh bạch hầu rất dễ nhận biết nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường. Vì thế, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong cơ thể các bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám nhanh chóng, chính xác và điều trị sớm nhất.