Tìm hiểu về mác bê tông là gì và bảng tra cường độ bê tông

Bê tông là vật liệu xây dựng thông dụng nhất trong cả xây dựng dân dụng và công nghiệp. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm mác bê tông là gì và bảng tra cường độ bê tông nhé! Đây là những khái niệm khá gần gũi đối với sinh viên xây dựng, các kỹ sư và ngay cả những chủ đầu tư. Vậy những khái niệm, định nghĩa ấy có khó hiểu, khó nhớ hay không thì chúng ta cùng tìm hiểu bài viết hôm nay thôi nào!

Bảng tra cường độ bê tông

Dưới đây là bảng tra cường độ bê tông:

bảng tra cường độ bê tông 1

Hiểu như thế nào về mác bê tông?

Mác bê tông là thuật ngữ không mấy xa lạ với sinh viên xây dựng, kỹ sư xây dựng hay các chủ đầu tư. Mác bê tông là ký hiệu bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam được dịch lại từ tiêu chuẩn của Liên Xô và vẫn còn được sử dụng cho đến tận bây giờ và thậm chí là cả trong tương lai thuật ngữ này vẫn được sử dụng một cách phổ biến, thường xuyên. Mác bê tông là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương với kích thước 15x15x15cm và được bảo dưỡng trong những điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày (Đơn vị kg/cm2).

Mác bê tông được chia làm nhiều loại khác nhau như: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500,… Ngày nay với sự hiện đại của công nghệ kết hợp trong dây chuyền sản xuất và sử dụng các chất phụ gia, người ta có thể sản xuất ra bê tông đạt M1000 – M1500.

Loại mác bê tông được sử dụng phổ biến với các công trình như nhà ở, bệnh viện, trường học,… chính là bê tông M250. Bê tông mác cao hon sẽ dùng cho các công trình như dự án nhà cao tầng, có tải trọng, áp lực lớn hơn.

Tìm hiểu về bê tông mác 250

bảng tra cường độ bê tông 2

Để có thể tạo ra bê tông mác 250, những người thợ đã tạo ra các mẫu bê tông có hình lập phương và bảo dưỡng trong những điều kiện tiêu chuẩn trong thời gian là 28 ngày, sau đó mẫu được thí nghiệm mang đi nén.

Nén mẫu đến khi phá hủy và theo dõi đồng hồ nén và mỗi mẫu đều có những tiêu chuẩn khác nhau như:

  • Mẫu bị phá hủy với cường độ >250kg/cm2: bê tông đạt mác 250 (M250)
  • Mẫu bị phá hủy với cường độ <250kg/cm2: bê tông không đạt mác 250

Dưới đây là biểu đồ phát triển cường độ của mẫu bê tông:

Dựa theo biểu đồ, chúng ta có thể thấy, bê tông phát triển với cường độ rất nhanh trong 3 ngày đầu, đạt 40% cường độ. Đến 7 ngày bê tông đã đạt khoảng 60% cường độ và đạt xấp xỉ 100% khi đủ 28 ngày.

Đó chính là lý do giải thích cho việc vì sao mẫu bê tông khi đem đi thí nghiệm nén để xác định mác bê tông sau khi đủ 28 ngày. Dựa theo biểu đồ, chúng ta cũng có thể giải thích vì sao cần phải chú ý đến vấn đề bảo dưỡng bê tông trong 3 ngày đầu tiên sau khi đổ.

Cần bảo dưỡng bê tông như thế nào?

bảng tra cường độ bê tông 3

Bê tông sau khi đổ cần được bảo dưỡng một cách cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông. Sau khi đổ bê tông thì quá trình bảo dưỡng này chính là quá trình ninh kết bê tông, là quá trình hình thành liên kết giữa những thành phần khoáng có trong bê tông.

Giai đoạn này rất quan trọng, cần bảo quản kỹ lưỡng, cần đảm ứng 2 yếu tố sau đây:

  • Tránh việc rung động phá vỡ sự ninh kết
  • Đảm bảo bê tông không bị mất nước quá nhanh để tránh gây nứt bề mặt bê tông đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng bê tông sau này

Các cách bảo dưỡng bê tông:

  • Cần tránh va chạm và tác động lên cốp pha.
  • Phải đảm bảo được sự kin kít của cốp pha, tránh việc chảy nước bê tông trong và sau khi đổ bê tông.
  • Sau khi đổ bê tông nên phủ một lớp nilon mỏng. Trong điều kiện đổ bê vào thời tiết mùa hè nắng nóng, sau khi tiến hành đổ bê tông thì nên rải một lớp nilon mỏng lên bề mặt bê tông nhằm mục đích hạn chế việc bốc hơi nước trong giai đoạn đầy của cả quá trình thủy hóa.
  • Trải lên bề mặt bê tông bằng vải bao bố ấm.
  • Ngâm hoặc phun nước để luôn giữ được độ ấm cho bê tông.

Làm thế nào để biết được độ sụt của bê tông?

Độ sụt của bê tông thể hiện độ dẻo và tính dễ chảy của bê tông

Thí nghiệm độ sụt của bê tông được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cho hỗn hợp bê tông vào phễu, đầm cho bê tông đều bằng que đầm và gạt phần bê tông thừa trên phễu.

Bước 2: Từ từ rút rút phễu lên trong thời gian khoảng 5 giây, sao cho bê tông trong phễu không bị di chuyển.

Bước 3: Sau khi đợi mẫu bê tông sụt xuống ổn định. Bạn chỉ việc lấy thước đo khoảng cách từ đỉnh của bê tông và chiều cao của phễu.

Đây chính là khoảng cách thể hiện sự sụt của bê tông.

bảng tra cường độ bê tông

Như vậy, bài viết hôm nay chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về mác bê tông là gì đồng thời cùng biết được bảng tra cường độ bê tông. Ngoài ra, chúng ta còn biết các cách để có thể bảo dưỡng bê tông như thế nào cho tốt sau khi đổ bê tông và tính được độ sụt của bê tông. Hy vọng với bài viết hôm nay, các bạn có thêm được những kiến thức bổ ích liên quan đến ngành xây dựng.