Cách bày bàn thờ ngày Tết đẹp mắt nhất

Vào mỗi dịp “Tết đến, Xuân về” nhà nhà lại nô nức sắm sửa đồ dùng mới, dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và hơn cả là không bao giờ thiếu đồ cúng cho bàn thờ của gia đình mình để cúng bái tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Vậy, bàn thờ ngày Tết cần có những lễ vật gì? Cách bày bàn thờ ngày Tết như thế nào là hợp lý? Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của truyền thống bày bàn thờ ngày Tết

Khi bạn đến Việt Nam và ghé thăm bất cứ gia đình nào đều có thể dễ dàng nhìn thấy bàn thờ được đặt ở gian giữa trong nhà hoặc ở những nơi cao ráo, trang trọng và thoáng mát nhất. Có thể nói rằng, đối với mỗi người con Việt Nam, việc bày biện bàn thờ vào mỗi dịp Tết đến là một truyền thống đã có từ bao đời nay.

Việc bày bàn thờ ngày Tết là một bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Việt, thông qua những mâm cỗ, lễ vật, nén hương, những người con trong gia đình. Mong muốn mời ông bà, tổ tiên cùng chung vui với gia đình trong những dịp năm mới gần kề đồng thời thể hiện đạo hiếu của bản thân đối với những người đã khuất. Theo một số quan niệm mang ý nghĩa tâm linh, việc sửa soạn, trang trí bàn thờ trong ngày Tết sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, các mối quan hệ và công việc, tài chính của cả gia đình trong năm mới, do đó đây được xem là một nghi thức truyền thống quan trọng nhất trong ngày những ngày Tết.

Cách bày bàn thờ ngày Tết

Cách bày bàn thờ ngày Tết mang lại sung túc, giàu sang cho gia chủ

Ngày nay, các gia đình đều chọn cách bày bàn thờ ngày Tết theo Ngũ hành để đảm bảo phong thủy và các yếu tố về mặt tâm linh với quan niệm đem lại tài lộc, sự thịnh vượng và giàu sang cho gia đình. Sau lễ cúng “ông Công, ông Táo”, công việc bày bàn thờ bắt đầu được thực hiện vì theo quan niệm khoảng thời gian 23 – 24 tháng Chạp là thời điểm thần linh đi vắng nên gia chủ sẽ có thời gian để chuẩn bị lễ cúng, đến đêm giao thừa thần linh sẽ quay lại và vừa vặn có một mâm cỗ trang hoàng đẹp đẽ.

Trước tiên, cần lau dọn bàn thờ một cách cẩn thận, sạch sẽ. Công việc lau dọn sẽ bao gồm việc lau chùi bát hương, bộ tư đồng, thay cát bát hương,…

Bàn thờ ngày Tết sẽ bao gồm 2 phần lễ đó là đồ để thờ và đồ để cúng:

  • Đồ để thờ là những đồ bày biện trên bàn thờ, loại đồ này có thể đặt trong thời gian lâu và thường được mang xuống sau khi hết Tết (hay còn gọi là “phá cỗ” ngày Tết). Đồ thờ trong gia đình vào ngày Tết tuyệt đối không thể thiếu đôi cây đèn dầu, đôi lọ lục bình, chum nước và mâm ngũ quả.
  • Đồ để cúng là những đồ mà gia chủ phải thay hàng ngày, có thể kể đến như nước cúng, cơm cúng. Đồ cúng không thể thiếu chén nước, bát nước, nến, thức ăn chay hoặc mặn,..

Cách bày bàn thờ ngày Tết 2

Đặc biệt, bày mâm ngũ quả là một cách bày bàn thờ ngày Tết hợp lý nhất cho các gia đình. Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại quả tượng trưng cho các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.

Hành Kim được tượng trưng bởi các loại trái cây màu trắng như: roi, mận, lê,…

Hành Mộc được tượng trưng bởi các loại trái cây màu xanh như chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, dừa, dưa hấu,…

Hành Thủy là các loại trái cây màu tối, sẫm như nho đen,…

Hành Hỏa được tượng trưng bởi các loại cái cây màu đỏ, có thể chọn quả hồng, thanh long, quả táo tây,…

Và hành Thổ được tượng trưng bởi các loại trái cây màu nâu, nâu đất hoặc vàng như: xoài chín, bưởi chín, cam vàng, quýt vàng,…

Theo nguyên tắc, mâm ngũ quả truyền thống sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên. Bắt đầu từ phần dưới cùng là nải chuối xanh, ở giữa sẽ đặt bưởi vàng, sau đó đặt quất, quýt xung quanh. Tuy cách bày trí của mỗi vùng miền là khác nhau nhưng nhìn chung khi bày biện lễ cúng gia chủ đều mong muốn hướng tới sự giao hòa giữa hai thế giới âm – dương.

Cách bày bàn thờ ngày Tết 1

Một số điều kiêng kị trong cách bày bàn thờ ngày Tết

Chú ý không được đặt hoặc di chuyển bát hương sai vị trí cố định. Bởi nếu bát hương bị di chuyển sang hướng xấu sẽ mang lại điều xui xẻo cho gia đình.

Một số gia chủ muốn bàn thờ của gia đình mình trông bắt mắt hơn nên thường cắm hoa giả và đồ lễ đem từ chùa về đặt lên trên bàn thờ. Tuy nhiên, đây là điều không nên vì rất có thể gia chủ sẽ vô tình mang theo những vong hồn từ trên chùa về nhà. Nếu muốn dùng hoa để trang trí, gia chủ nên sử dụng các loài hoa tươi như hoa huệ, hoa cúc, hoa mai, hoa đào,…

Trên đây là cách bày bàn thờ ngày Tết điển hình nhất của các gia đình vào mỗi độ Xuân về. Mỗi gia đình cần lựa chọn cách bày biện phù hợp nhất với điều kiện cũng như hoàn cảnh của gia đình để không bị mất thời gian và công sức trong quá trình chuẩn bị đón Tết mà vẫn thể hiện được sự hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên.