Người khuyết tật là đối tượng cần được hưởng nhận ưu tiên trong xã hội về sự không may mắn. Những phúc lợi cộng đồng giáo dục, y tế cần được đáp ứng đặc biệt hơn cả. Vì điều kiện sinh hoạt có phần khác biệt, nhà vệ sinh cho người khuyết tật cũng được thiết kế theo những tiêu chuẩn riêng biệt. Vì thế, các dự án, công trình lớn, công trình công cộng hay thậm chỉ trong một nhà ở có người khuyết tật, việc bố trí đúng kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật là rất cần thiết.
Những tiêu chuẩn cụ thể nhà vệ sinh cho người khuyết tật
Thông tư 04/2012/QĐ-BXD đã quy định rỡ những tiêu chuẩn rất chi tiết về kích thước, mô hình kỹ thuật về nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Nhằm mang đến sự thuận tiện cho người khuyết tật khi sử dụng nhà vệ sinh. Vây các tiêu chuẩn này thể hiện như thế nào? Hãy cùng tham khảo những mục bên dưới nhé!
Tiêu chuẩn về diện tích
- Trường hợp 1: PVS có lối đi vào thẳng dành cho xe lăn của người khuyết tật, kích thước tối thiểu của không gian cho cửa mở ra ngoài 1900mm x 1000mm và đối với phòng vệ sinh có cửa mở vào trong là 2700mm x 1000mm.
- Trường hợp 2: PVS có lối vào cho người khuyết tật dùng xe lăn là song song thì diện tích của phòng vệ sinh cần không nhỏ hơn (>=) 1500mm x 1450mm.
- Lưu ý: Kích thước trong PVS đã bao gồm diện tích cho đường đi, khu vực lối đi cho xe lăn và sàn trống, và các vị trí khác như tay vịn, vật dụng khách hay hộp đựng giấy vệ sinh.
Tiêu chí cho bệ xí
Theo tiêu chuẩn quy định, khoảng cách giữa sàn và bệ xí từ 400mm – 500mm. Độ dài tối thiểu từ mép ngoài bệ xí đến tường đằng sau của PVS là 760mm. Trục đặt bệ xí cần cách mặt tường xa nhất tối thiểu là 460mm.
Tiêu chuẩn cho hộp đựng giấy
Theo quy định, khoảng cách hộp đựng giấy vệ sinh và mép ngoài bệ xí nằm trong khoản 180mm – 230mm và hộp giấy này tối thiểu cần cách mặt sàn là 400mm – 1200mm. Trường hợp hộp giấy lắp phía tay vịn, khoảng cách cua nó tới tay vịn là 40mm và cách một khoản tối thiểu 300mm đối với trường hợp hộp giấy nằm trên tay vịn.
Tiêu chuẩn cho tay vịn
- Bất kỳ bên nào của đường dốc cũng cần có tay vịn và nó được bố trí lặp đi lặp lại đều đặn cả hai bên đường dốc. Lối vào có hành lang và bậc thang cũng yêu cầu cần có tay vịn ở chiều nghỉ. Đối với vị trí đầu và điểm cuối đường dốc, tay sẽ có kích thước dài thêm 300mm.
- Tay vịn cần bám chắc lên tường với thiết kế cho người khuyết tật dễ cầm nắm được. Trong trường hợp này nên sử dụng tay vịn tròn (đường kính 25mm -50mm) và có khoảng cách so với sàn nhà là 900 mm. Đối với người tàn tật ngồi trên xe lăn, cần lắp đặt với độ cao là 750mm. Độ dài dài tay vịn và tường lắp không được nhỏ hơn 40mm.
- Màu sắc tay vịn phải tương phản với màu tường.
- Nếu muốn bố trí cùng một bên 2 tay vịn thì khoảng cách tối thiểu là 250mm (độ cao tay vịn trên là 900mm và độ cao tay vịn dưới là 650mm)
- Tay vịn cần được cố định và không tự động xoay tại mối lắp và là một công cụ có vật liệu chịu được lực tác động 110kg.m/s2 bất kỳ thời điểm nào.
- Tay vịn ngang phải được bố trí xung quanh bệ xí. Khoảng cách tay vịn nằm ngang này so với mặt bên không nhỏ hơn 1000mm và 300mm so với mặt tường phía sau. Chiều cao cần thiết là 900mm. Đối với tay vịn được lắp ở mặt tường sau cần có chiều dài không bé hơn 600mm.
- Hai tay vịn được quy định theo tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật như sau: Tay vịn đứng (thứ nhất) được thiết kế cách bệ xí là 300mm và cách trục BX là 250mm; tay vịn đứng ( thứ 2) được lắp đặt cách trục bệ xí khoảng 450mm( về phái tường nằm xa hơn so với BX). Tính từ mặt sàn, tay vịn thẳng đứng có độ cao tối thiểu là 850mm và tối đa là 1300mm. Ngoài ra, đơn vị thiết kế cũng có thể bố trí loại tay vịn này từ mặt sàn đến trần nhà.
- Đối với nhà vệ sinh có kích thước 1400mm x 900mm hay 1500mm x 900mm thì thì không cần thiết bố trí tay vịn thẳng đứng vì lúc này có thể điều chỉnh tay vịn nằm ngang ( chiều dài 700mm) thay đổi một góc 30 độ hay 40 độ.
- Trong trường hợp nhà vệ sinh bao gồm bồn tiểu thì cũng cần có tay vịn. Khoảng cách tính từ mặt sàn đến bồn tiểu ( dạng ngồi hay gắn tường) tối đa là 400mm.
Ngoài những tiêu chuẩn được quy định cụ thể như trên về kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật, các chủ đầu tư của các dự án, công trình công cộng như trung tâm thương mại, công viên, khu vui chơi giải trí, chung cư cao tầng,… cũng cần có những đội ngũ vệ sinh thường xuyên. Bên cạnh đó, cần cung cấp những đơn vị kiểm tra chất lượng định kỳ của các công cụ được sử dụng chuyên biệt và tiến hành sửa chữa thay thế khi cần thiết, giúp cho người khuyết tật tránh được các rủi ro ngoài mong đợi.